moi-vien-nen-bao-phim-dophacipro

Viên nén bao phim Dophacipro

Thông tin Viên nén bao phim Dophacipro

Thành phần hoạt chất:

Ciprofloxacin......................................................................... 500 mg

(dưới dạng Ciprofloxacin hydroclorid)

Chỉ định:

Ciprofloxacin được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn các vi khuẩn nhạy cảm trong những trường hợp sau:

Người lớn:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do vi khuẩn Gram âm:

+ Tình trạng nặng lên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

+ Viêm phổi.

+ Nhiễm khuẩn phế quản-phổi trong trườngng hợp bị xơ nang hoặc giãn phế quản.

Viêm tai giữa mạn tính. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.Viêm đường tiết niệu do lậu cầu hoặc viêm cổ tử cung. Viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn bao gồm cả trường hợp do Neisseria gonorrhoeae. Viêm xương chậu bao gồm cả trường hợp do Neisseria gonorrhoeae. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Nhiễm khuẩn ổ bụng. Nhiễm khuẩn da và mô mềm do vi khuẩn Gram âm gây ra. Viêm tai ngoài ác tính. Nhiễm khuẩn xương-khớp. Dự phòng hoặc điều trị nhiễm trùng ở người có nguy cơ suy giảm miễn dịch (bệnh giảm bạch cầu trung tính ở người suy giảm miễn dịch). Dự phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do Neisseria meningitidis. Hít phải vi khuẩn bệnh than (dự phòng phơi nhiễm và điều trị khỏi). Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp. Đợt nhiễm khuẩn cấp tính của viêm xoang mạn tính. Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn.

Với các chỉ định nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp, đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính, viêm xoang cấp tính do vi khuẩn do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có ciprofloxacin liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem thêm mục 8) và các bệnh này ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng ciprofloxacin cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.

Trẻ em và thanh thiếu niên:

Nhiễm khuẩn phế quản - phổi trong trường hợp xơ nang gây ra bởi Pseudomonas aeruginosa.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp và viêm bể thận.

Dự phòng và điều trị bệnh than do hít.

Ciprofloxacin cũng có thể được chỉ định điều trị trong trường hợp nhiễm trùng nặng ở trẻ em nếu cần thiết.

Điều trị chỉ nên được bắt đầu bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị bệnh xơ nang và / hoặc nhiễm trùng nặng ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Cách dùng – liều dùng:

Cách dùng: Dùng đường uống, có thể cùng hoặc không cùng với thức ăn.

Với liều 250 mg, bẻ viên thuốc tại vạch chia liều và dùng 1/2 viên.

Với bệnh nhân nhi không uống được dạng viên thì chuyển qua dùng dạng bào chế khác.

Liều thường dùng:

Liều dùng phụ thuộc vào chỉ định, mức độ nghiêm trọng và vị trí nhiễm trùng, tính nhạy cảm với ciprofloxacin với vi khuẩn gây bệnh, chức năng thận của bệnh nhân, trọng lượng cơ thể trẻ em. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và về các khóa học lâm sàng và vi khuẩn học.

Điều trị nhiễm trùng do một số vi khuẩn nhất định (ví dụ như Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter hoặc Staphylococci) có thể cần liều ciprofloxacin cao hơn và dùng cùng các kháng sinh khác thích hợp.

Điều trị một số bệnh nhiễm trùng (ví dụ viêm xương chậu, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn xương và khớp) có thể cần phải dùng chung với các thuốc kháng khuẩn thích hợp khác tùy thuộc vào các tác nhân gây bệnh.

Người lớn:

-  Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: 500 – 750 mg dùng 2 lần mỗi ngày dùng trong 7-14 ngày.

-  Nhiễm trùng đường hô hấp trên:

+ Viêm tai ngoài ác tính: 750 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong 28 ngày đến 03 tháng.

-  Nhiếm trùng đường tiết niệu:

+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp, viêm bể thận không phức tạp: 500 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày.

+ Viêm bể thận phức tạp: 500-750 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong ít nhất 10 ngày, trong một số trường hợp (áp xe) có thể phải kéo dài hơn 21 ngày.

+ Viêm tuyến tiền liệt: 500-750 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong 2-4 tuần (cấp tính) tới 4-6 tuần (mạn tính).

-  Nhiễm khuẩn đường sinh dục:

+ Viêm đường tiết niệu do lậu cầu hoặc viêm cổ tử cung: Dùng 1 liều 500 mg.

+ Viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn, viêm xương chậu: 500-750 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong ít nhất 14 ngày.

-  Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và nhiễm khuẩn trong ổ bụng:

+ Tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn gây bệnh bao gồm Shigella spp. (trừ Shigella dysenteriae type 1): 500 mg dùng 2 lần trong 1 ngày.

+ Tiêu chảy gây ra bởi Shigella dysenteriae type 1: 500 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày.

+ Tiêu chảy gây ra bởi Vibrio cholera: 500 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong 3 ngày.

+ Bệnh thương hàn: 500 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày.

+ Nhiễm khuẩn trong ổ bụng do vi khuẩn Gram âm: 500-750 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong 5-14 ngày.

-           Nhiễm khuẩn da và mô mềm: 500-750 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong 7-14 ngày.

-           Nhiễm khuẩn xương-khớp: 500-750 mg dùng 2 lần mỗi ngày tối đa đến 3 tháng.

-           Dự phòng nhiễm trùng xâm lấn do Neisseria meningitides: Dùng 1 liều 500 mg.

-           Dự phòng phơi nhiễm do hít phải vi khuẩn bệnh và điều trị cho những người có thể điều trị bằng đường uống khi thích hợp về mặt lâm sàng: 500 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong 60 ngày tính từ lúc xác định nhiễm vi khuẩn bệnh than.

-           Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp: 250 – 500 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong 3 ngày. Ở phụ nữ tiền mãn kinh dùng liều duy nhất 500 mg.

-           Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính, viêm tai giữa mạn tính: 500 – 750 mg dùng 2 lần mỗi ngày trong 7-14 ngày.

- Viêm xoang cấp tính: Uống 500 mg/lần, cách 12 giờ một lần, trong 10 ngày.

Trẻ em:

-           Bệnh xơ nang: 20 mg/kg thể trọng (tối đa là 750 mg/liều) dùng 2 lần mỗi ngày trong 10-14 ngày.

-           Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng và viêm bể thận: 10-20 mg/kg thể trọng (tối đa 750 mg/lần) dùng 2 lần mỗi ngày trong 10-21 ngày.

-           Dự phòng phơi nhiễm do hít phải vi khuẩn bệnh và điều trị cho những người có thể điều trị bằng đường uống khi thích hợp về mặt lâm sàng: 10-15 mg/kg thể trọng (tối đa 500 mg/lần) dùng 2 lần mỗi ngày trong 60 ngày tính từ lúc xác định nhiễm vi khuẩn bệnh than.

-           Nhiễm khuẩn nặng khác: 20 mg/kg thể trọng (tối đa là 750 mg/liều) dùng 2 lần mỗi ngày, thời gian điều trị phụ thuộc vào từng loại nhiễm khuẩn.

Người già: Liều dùng có thể điều chỉnh tùy thuộc loại nhiễm khuẩn và độ thanh thải creatinin của bệnh nhân.

Bệnh nhân suy gan và suy thận:

Bệnh nhân suy gan không cần điều chỉnh liều.

Bệnh nhân suy thận: Cần điều chỉnh liều. **

* Liều dùng ở trẻ bị suy thận và suy gan không được nghiên cứu.

** Thông tin khác xem trong tờ hướng dẫn sử dụng.